Để tìm được loại sữa phù hợp nhất với bé khiến nhiều ba mẹ phải “đau đầu”. Vậy phải đổi sữa cho bé thế nào là đúng? Cần lưu ý gì để bé hợp tác?

Kendamil mách mẹ một số lưu ý khi đổi sữa cho bé yêu nhé!

KHI NÀO NÊN ĐỔI SỮA CHO BÉ


Mẹ nên đổi sữa cho bé nếu bé có những dấu hiệu dị ứng sữa như:
❗️Tiêu chảy: Phân lỏng có màu bất thường, phân sống có mùi tan hoặc đi ngoài ra máu không tìm ra nguyên nhân. Mẹ nên dừng cho bé bú và đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời
❗️Nôn, trớ: Bé thường xuyên bị nôn, trớ sữa trong hoặc sau khi uống
❗️Nổi ban đỏ: Khi nổi ban đổ và tiêu chảy, nôn, trớ sữa thì bé đã bị dị ứng sữa
Hay quấy khóc: Bé quấy khóc trong một thời gian dài không có lý do rõ ràng thì có thể bé đã bị đau bụng, đau dạ dày do dị ứng protein có trong sữa
❗️Chậm hoặc không tăng cân: Phần lớn các bé tăng gấp đôi trọng lượng trong vòng 6 tháng đầu, gấp 3 trong vòng 12 tháng đầu tiên. Nếu trẻ thường xuyên bị tiêu chảy hay nôn, trớ sữa thì nguồn dinh dưỡng cung cấp không đủ dẫn đến tình trạng chậm hoặc không tăng cân. Lúc đó cân nặng của bé dưới mức tiêu chuẩn và có khả năng bị suy dinh dưỡng.
❗️Không chịu bú hoặc bú ít : Khi bé bắt đầu có dấu hiệu bú ít hoặc không chịu bú có thể là do không hợp khẩu vị. Với trường hợp bé dị ứng sữa có thể là do mất năng lượng, mất đề kháng nên sức khỏe yếu ớt không đủ sức để bú.

Ngoài ra, mỗi loại sữa đều dành cho bé trong một độ tuổi nhất định. Vì vậy, khi bé đến giai đoạn chuyển sữa, bé sẽ cần đổi sang dùng loại sữa khác do các thành phần dinh dưỡng của sữa cũ đã không còn phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.


CÁCH ĐỔI SỮA ĐÚNG VÀ HIỆU QUẢ



Cách 1: Đổi sữa mới hoàn toàn: Không cần phải trải qua giai đoạn chuyển tiếp, trẻ vẫn uống sữa mới bình thường như sữa cũ, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt… Cách đổi sữa hoàn toàn này dành cho trẻ bị dị ứng sữa, chậm hoặc không tăng cân.

Cách 2: Đổi sữa từ từ cho bé. Với hệ tiêu hóa còn non nớt, trẻ cần có thời gian làm quen và thích ứng. Cần có giai đoạn chuyển tiếp từ sữa cũ sang sữa mới khi bé bú ít hơn, rối loạn tiêu hóa (biểu hiện là không đi ngoài hoặc đi ngoài nhiều lần)… vẫn uống sữa cũ, nhưng bớt đi 1 bữa và thay thế bằng bữa sữa mới, sau đó khoảng 5 – 7 ngày thay thế dần dần bữa sữa cũ bằng sữa mới, để cơ thể có thời gian thích nghi dần.
Lấy ví dụ: ngày bé uống 3 bữa sữa thì:
* 2-3 ngày đầu: Cho bé uống 2 bữa sữa cũ + 1 bữa sữa mới
* 3-4 ngày tiếp: Cho bé uống 1 bữa sữa cũ + 2 bữa sữa mới
* Sau đó có thể chuyển cho bé uống hoàn toàn sữa mới được.


KHÔNG PHA CHUNG 2 LOẠI SỮA VỚI NHAU


Mẹ tuyệt đối không được pha 2 loại sữa chung 1 bình. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau, nếu pha chung có tểh xảy ra sự tương tác xấu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé.


LỰA CHỌN SỮA THEO KHẨU VỊ CỦA BÉ



Khẩu vị của bé cũng góp phần quan trọng trong việc bé có chịu hợp tác với sữa bạn chọn hay không. Khi hợp khẩu vị trẻ sẽ dễ dàng bú sữa một cách tự nhiên mà không cần ép buộc. Khi khẩu vị sữa không hợp với bé có thể lượng sữa bé sẽ bú ít hơn, hay từ chối sữa. Điều này khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lựa chọn những loại sữa có vị gần với sữa mẹ, không ngọt, mùi thơm ngậy sẽ giúp bé hợp tác uống sữa hơn đấy! Kendamil có vị nhạt và thành phần dinh dưỡng như trong sữa mẹ.