Giai đoạn ăn dặm là một cột mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của bé vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý lựa chọn thực đơn ăn dặm khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng để bắt kịp đà tăng trưởng.

Bắt đầu từ 7 tháng tuổi, bé có thể ăn dặm ngày 2 bữa và bú khoảng 3 đến 4 lần một ngày tương đương 500ml – 800ml sữa một ngày.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nên chia thành một bữa bột ngọt và một bữa bột mặn. Bột ngọt Kendamil chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết phù hợp với phát triển của trẻ em Việt Nam, vị bột thơm béo sẽ khiến bé yêu “mê tít”.


Ngoài các công thức nấu bột mặn với các loại thịt, trứng thì mẹ có thể bắt đầu giới thiệu cho bé các loại cá, tôm để bổ sung thêm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé. Tham khảo công thức nấu bột mặn cho bé cùng Kendamil nào!


Bột tôm, rau ngót


Nguyên liệu:
– Tôm khoảng 3 con
– Rau ngót vừa đủ
– Cháo trữ đông
Cách làm
– Tôm lột vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng để bé không bị đau bụng, rửa sạch. Sau đó
băm nhỏ
– Rau ngót rửa sạch, băm nhỏ
– Bắc nồi cháo trắng lên. Sau đó cho tôm vào trước đảo đều. Khi thấy sôi liu riu thì
cho tiếp rau ngót vào. Đảo đều, nêm ít nước mắm dành riêng cho bé. Tắt bếp rồi
thêm 5ml dầu oliu



Cháo khoai tây sữa 

Mẹ sẽ cần tới khoảng 10 phút để làm được món chao khoai tây sữa vô cùng thích hợp với các bé mới bước đầu ăn dặm.

Nguyên liệu:
– 1/8 củ khoai tây
100 ml sữa pha đúng cách tương
đương với 1/2 cốc sữa.

Cách nấu:
Khoai tây đã được rửa sạch đem thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng với sữa trên ngọn lửa nhỏ tới khi bí đỏ chín mềm. Đem hỗn hợp trên nghiền nhuyễn, ray qua lưới là có thể cho bé ăn. Hãy lưu ý tới nhiệt độ của món cháo để tránh gây tổn thương cho bé.

Bột đậu hũ, thịt lợn bí đỏ

Nguyên liệu:
– Bột gạo: 40g
– Bí đỏ cắt nhuyễn: 20g
– Đậu hũ tán nhuyễn: 20g
– Thịt lợn băm nhuyễn: 10g
– Dầu ăn: 5ml
– Nước: 250ml

Cách làm:
– Bí đỏ nấu chín, tán nhuyễn với 1/3 bát nước.
– Cho thịt lợn hoà với 1/3 bát nước, đánh cho tan.
– Bột gạo, đậu hũ trộn đều với 1/3 bát nước còn lại.
– Trộn cả 3 hỗn hợp trên lại với nhau, bắc lên bếp nấu chín, khuấy đều tay khi nấu để bột không bị vón cục.
– Bột chín, cho dầu ăn vào khuấy đều, nhấc xuống để nguội bớt rồi mới cho bé ăn.

Cháo cá hồi hấp gừng cà chua

Nguyên liệu chuẩn bị:
– Gạo
– Cá hồi
– Cà chua

Cách làm:
Bước 1: Ninh nhừ gạo.
Bước 2: Cá hồi hấp cùng gừng hoặc có thể ngâm vào sữa tươi không đường để bớt mùi tanh.
Bước 3: Cà chua thái hạt lựu. Khi cháo chín nhừ thì cho cà chua vào ninh thêm 10 phút.
Bước 4: Cá hồi hấp chín băm nhuyễn và cho vào nồi cháo ninh thêm 2 phút, sau đó tắt bếp.
Cháo thập cẩm bí xanh phomai

Nguyên liệu chuẩn bị:
– Cà rốt
– Bí đỏ
– Bí xanh thái hạt lựu
– Phô-mai Belcube
– Hạt kỷ tử

Cách làm:
Bước 1: Ninh nhừ gạo, đồng thời thái hạt lựu các loại củ, quả và đem hấp (hoặc có thể ninh chung cùng cháo cho mềm).
Bước 2: Quả bí xanh nhỏ bỏ ruột và đem hấp khoảng 20 phút. Khi cháo và các loại rau củ chín thì đem rây hoặc có thể đem xay, sau đó cho vào quả bí và hấp thêm 5 phút.
Bước 3: Cho thêm hạt kỷ tử và phô-mai vào món ăn.